Ứng dụng gạch kính lấy sáng làm giếng trời là giải pháp hiệu quả cho những công trình có diện tích nhỏ hẹp, đặc biệt là kiểu nhà phố. Theo các kiến trúc sư, gạch kính lấy sáng giếng trời là lựa chọn thông minh nhất cho các hạng mục công trình hiện nay.
Gạch kính lấy sáng giếng trời là gì?
Gạch kính là loại gạch được chế tạo từ thủy tinh. Chúng được kết hợp từ hai khối thủy tinh và có một tâm rỗng. Sự kết hợp độc đáo này đã mang lại độ mờ về hình ảnh, giúp cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt. Bên cạnh những đặc tính trên, gạch kính còn có khả năng khuếch tán ánh sáng khá tốt. Với chất liệu thân thiện với môi trường, đây là một trong những vật liệu xu hướng hiện nay
Kích thước gạch kính lấy sáng phổ biến
Được cấu tạo từ thủy tinh, gạch kính thuộc loại vật liệu xây dựng khá dễ vỡ. Gạch kính có thể có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng thường thấy nhất là những khối gạch hình vuông dày 1-2cm, kích thước 190*190*95mm. Về kiểu dáng, gạch kính thường có hình lục giác, hình vuông thuộc loại dễ tìm thấy nhất. Hiệu ứng thẩm mỹ và mức độ trong suốt của các khối kính này được quyết định bằng việc thay đổi kích thước và màu sắc khác nhau. Các khối kính được sử dụng thường xuyên trong việc trang trí các mảng tường, cửa sổ, và một số đồ nội thất sang trọng.
Ưu nhược điểm của gạch kính lấy sáng giếng trời
Ưu điểm
- Lấy sáng tốt: Gạch kính được biết đến với đặc tính phản chiếu cao, do đó mang lại cảm giác căn phòng trông rộng và sáng hơn. Loại gạch này hữu ích trong không gian thiết kế nhà ống có giếng trời nhỏ. Đặc biệt là những căn phòng bị hạn chế ánh sáng tự nhiên. Bề mặt phản chiếu của gạch kính cũng giúp làm tăng thêm chiều sâu và kích thước cho căn phòng.
- Cách nhiệt: Các phần rỗng trong gạch kính giúp tạo khả năng cách nhiệt tốt hơn so với các vật liệu thông thường. Bởi lẽ, chúng có tính năng khuếch tán ánh sáng tự nhiên và kín khí. Do đó, làm giảm gió lùa hoặc truyền nhiệt, giúp không gian luôn mát mẻ, dễ chịu.
- Bảo vệ sự riêng tư: Do khả năng làm mờ hình ảnh, gạch kính có thể duy trì sự riêng tư thị giác trong khi chiếu sáng. Vì thế, chúng thường được sử dụng trong nhà để xe, tầng hầm hoặc những nơi khác lưu trữ đồ vật có giá trị.
- An toàn: Một ưu điểm khác của gạch kính là sự an toàn của chúng. Cửa gạch kính khó cạy mở hơn so với cửa thông thường. Ngoài ra, chúng rất tốt cho các khu vực hay chịu ảnh hưởng của mưa, bão vì khả năng chống nước tốt.
- Tính linh hoạt trong thẩm mỹ: Những viên gạch kính lấy sáng cực kỳ linh hoạt. Chúng rất đa dạng màu sắc, hình dạng, kiểu dáng và kích cỡ. Vì thế, chúng hoàn toàn phù hợp trong nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
Nhược điểm
- Trơn, trượt: Những viên gạch kính trở nên trơn trượt hơn khi ướt. Do đó, chúng không được lựa chọn nhiều trong sàn nhà tắm vì tăng nguy cơ tai nạn, trượt ngã.
- Giá thành đắt đỏ: Một trong những nhược điểm chính của gạch kính lấy sáng là giá thành đắt đỏ. Loại vật liệu này đắt hơn đáng kể so với gạch men hoặc sứ truyền thống. Điều này gây khó khăn cho chủ nhà trong việc sử dụng chúng trong những khu vực lớn.
- Tính dễ vỡ: Thủy tinh là một chất liệu giòn có thể dễ dàng bị nứt hoặc sứt mẻ nếu không được xử lý đúng cách. Điều này có thể làm cho việc lắp đặt trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn. Vì vậy, gạch kính phải được xử lý cẩn thận để tránh vỡ hoặc nguy hiểm cho người sử dụng.
>> Có thể bạn quan tâm: Điểm qua vài mẫu gạch lát nền màu xám đậm hấp dẫn nhất
Ứng dụng của gạch kính lấy sáng giếng trời
Với những ngôi nhà đẹp có diện tích không đủ lớn, ánh sáng trong nhà thường bị hạn chế. Gạch kính ở giếng trời được sử dụng như một giải pháp dẫn ánh sáng tự nhiên vào nhà. Gạch kính với khả năng tán xạ ánh sáng tự nhiên cực tốt sẽ giúp ánh sáng được phân bố rộng rãi nhất. Hiện nay, gạch kính giếng trời có rất nhiều mẫu mã ấn tượng, phù hợp thẩm mỹ nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
Với các đặc tính khúc xạ ánh sáng tuyệt vời, gạch kính lấy sáng giếng trời đã được sử dụng như một điểm nhấn trong các công trình kiến trúc thế kỷ. Còn bạn, bạn đã áp dụng sản phẩm này vào công trình để đời chưa? Liên hệ ngay để nhận tư vấn kỹ càng.